このページの本文へ移動

植物防疫所

メニュー

Câu hỏi thường gặp

Q1
Thủ tục kiểm tra xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
Q2
Có thể làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu ở đâu?
Q3
Thủ tục kiểm tra xuất khẩu được tiến hành đối với toàn bộ số lượng thực vật phải không?
Q4
Thủ tục kiểm tra xuất khẩu mất khoảng bao lâu?
Q5
Làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu có mất phí không?
Q6
Nếu không làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu mà vẫn mang thực vật ra nước ngoài thì sao?
Q7
Để lấy được giấy phép nhập khẩu thì nên làm thế nào?
Q8 Khi đi du lịch nước ngoài, nếu mang hoa hoặc hoa quả v.v. thì nên làm thế nào?
Q9 Có thể gửi thực vật ra nước ngoài bằng đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh quốc tế được không?
Q10 Để gửi cây giống hoặc hạt giống cho người quen ở nước ngoài thì nên làm thế nào?
Q11
Kiểm tra nơi sản xuất được tiến hành như thế nào?
Q12 Những loại thực vật nào cần được kiểm tra nơi sản xuất?
Q13 Nếu mang hoa tươi bảo quản (preserved flower) ra nước ngoài thì cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
Q14 Có thể xuất khẩu bonsai cây thông trắng Nhật Bản (Goyomatsu) được không?
Q15 Trong trường hợp xuất khẩu cây giống xương rồng hoặc cây giống hoa lan, cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
Q16 Trong trường hợp xuất khẩu rong biển, cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
Q17 Khi xuất khẩu thực vật ra nước ngoài, ngoài kiểm dịch thực vật ra, còn có quy định nào khác không?

 


 
Q1 Thủ tục kiểm tra xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
A Trong trường hợp xuất khẩu thực vật, cần phải tuân theo các điều kiện kiểm dịch thực vật của nước đối tác xuất khẩu. Trước hết, xác nhận xem nước đối tác xuất khẩu có cấm nhập khẩu thực vật dự định xuất khẩu không, có yêu cầu kiểm tra đặc biệt không, và đối với những nước cần cấp phép để mang thực vật vào thì đã lấy giấy phép nhập khẩu chưa. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu kiểm dịch của nước đối tác, sẽ tiến hành nhiều loại kiểm tra như kiểm tra sâu bệnh bám trên đối tượng kiểm dịch, kiểm tra có ký sinh trùng hay không v.v. Đối với thực vật có yêu cầu kiểm tra nơi sản xuất hoặc điều kiện kiểm dịch đặc biệt, có trường hợp mất nhiều thời gian để kiểm tra. Về chi tiết, vui lòng liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất hoặc trạm dự định nhờ kiểm tra.
 
 
Q2 Có thể làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu ở đâu?
A Thủ tục kiểm tra xuất khẩu có thể được tiến hành ở các Trạm bảo vệ thực vật trên toàn quốc trước hoặc trong ngày xuất khẩu. Vui lòng đặt hẹn trước với trạm dự định nhờ kiểm tra.Tùy thuộc vào điều kiện kiểm dịch của nước đối tác xuất khẩu (trường hợp cấm nhập khẩu hoặc cần kiểm tra xuất khẩu đặc biệt chẳng hạn như kiểm tra tại nơi sản xuất, trường hợp cấm nhập khẩu, trường hợp cần có giấy phép nhập khẩu mà chưa lấy giấy phép v.v.), cũng có trường hợp không nhận đơn xin kiểm tra xuất khẩu. Vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật, Cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác để hỏi trước về điều kiện kiểm dịch của nước đối tác.
Trang web của Bộ Ngoại giao: https://www.mofa.go.jp/about/emb_cons/protocol/index.html
Trạm bảo vệ thực vật: https://www.maff.go.jp/pps/j/introduction/vietnamese_exp.html#chart
 
 
Q3 Thủ tục kiểm tra xuất khẩu được tiến hành đối với toàn bộ số lượng thực vật phải không?
A Để tiến hành kiểm tra xuất khẩu, trước hết sẽ xác nhận toàn bộ lô hàng. Sau đó lấy ra một số lượng mẫu nhất định tùy theo loại và số lượng thực vật.Xin lưu ý rằng có trường hợp mở bao bì, đóng gói để kiểm tra nội dung hoặc tiến hành kiểm tra phá hủy thực vật (như cắt hoa quả, v.v.) nếu thấy nghi ngờ bị nhiễm sâu bệnh.
 
 
Q4 Thủ tục kiểm tra xuất khẩu mất khoảng bao lâu?
A Nếu nước đối tác xuất khẩu không có yêu cầu đặt biệt như kiểm tra nơi sản xuất, kiểm tra chính xác tại phòng thí nghiệm, v.v. thì thông thường mất khoảng 30 phút - 1 tiếng đồng hồ từ khi viết đơn xin, tiến hành kiểm tra xuất khẩu cho đến khi cấp giấy chứng nhận. Nhưng trường hợp đặt hẹn và nộp đơn trước, nếu không có vấn đề gì thì chỉ mất khoảng 15 phút, nên vui lòng đặt hẹn trước để kiểm tra xuất khẩu.
 

Q5 Làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu có mất phí không?
A Không mất phí tại Nhật Bản.
 
 
Q6 Nếu không làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu mà vẫn mang thực vật ra nước ngoài thì sao?
A Trong trường hợp không được kiểm tra mà xuất khẩu thực vật, nếu thực vật đó nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc không đáp ứng được yêu cầu nhập khẩu của nước đối tác xuất khẩu, thì cũng có khả năng bị xử phạt theo quy định pháp luật của nước đối tác đó. Ngoài ra, theo Luật Bảo vệ thực vật, có quy định rằng trong trường hợp nước đối tác xuất khẩu có yêu cầu kiểm tra xuất khẩu, nếu thực vật không đạt tiêu chuẩn kiểm tra thì không được xuất khẩu. Về việc có cần kiểm dịch xuất khẩu hay không, vui lòng trực tiếp liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác xuất khẩu.
 
 
Q7 Để lấy được giấy phép nhập khẩu thì nên làm thế nào?
A Tại Trạm bảo vệ thực vật không làm thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu. Vui lòng tự làm thủ tục hoặc thông qua bên nhập khẩu của nước đối tác để được Cơ quan bảo vệ thực vật của nước đối tác cấp.
 
 
Q8 Khi đi du lịch nước ngoài, nếu mang hoa hoặc hoa quả v.v. thì nên làm thế nào?
A Có những sản phẩm được phép mang ra nước ngoài nếu được kiểm tra xuất khẩu, nhưng cũng có sản phẩm mà nước đối tác cấm nhập khẩu hoặc phải được nước đối tác cấp phép (giấy phép nhập khẩu). Về điều kiện kiểm dịch, nên liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác.Ngoài ra, để tìm hiểu điều kiện kiểm dịch, cũng có thể truy cập “Thông tin tìm kiếm đơn giản dành cho người đi du lịch”.


 
Q9 Có thể gửi thực vật ra nước ngoài bằng đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh quốc tế được không?
A Cũng có những nước hạn chế nhập khẩu thực vật tùy theo phương pháp vận chuyển, nên có trường hợp không gửi được bằng đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh quốc tế. Về việc nước đối tác có quy định hạn chế hay không, vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật. Nếu cần kiểm tra xuất khẩu, vui lòng làm thủ tục kiểm tra tại Trạm bảo vệ thực vật. Ngoài ra, cũng có những đại lý chuyển phát nhanh quốc tế không nhận vận chuyển các loại thực vật cần kiểm tra xuất khẩu, nên vui lòng liên hệ trước tới công ty chuyển phát nhanh quốc tế.


 
Q10 Để gửi cây giống hoặc hạt giống cho người quen ở nước ngoài thì nên làm thế nào?
A Tùy thuộc vào nước đối tác và loại thực vật được gửi, có những sản phẩm cấm nhập khẩu, sản phẩm cần phải được nước đối tác cấp phép (giấy phép nhập khẩu), sản phẩm cần phải kiểm tra tại nơi sản xuất, v.v. Ngoài ra, vì nhiều nước cấm nhập khẩu đất, nên khó có thể gửi cây giống dính đất. Về điều kiện kiểm dịch, vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác.Ngoài ra, để tìm hiểu điều kiện kiểm dịch, cũng có thể truy cập “Thông tin tìm kiếm đơn giản dành cho người đi du lịch” hoặc “Thông tin chi tiết về điều kiện xuất nhập khẩu”. Bên cạnh đó, có những hạn chế trong việc mang ra nước ngoài những giống cây đã đăng ký được bảo vệ theo Luật cây giống và hạt giống.
Về chi tiết, vui lòng xem trang web của Bộ Nông Lâm Thủy sản.
http://www.hinshu2.maff.go.jp/en/en_top.html


 
Q11 Kiểm tra nơi sản xuất được tiến hành như thế nào?
A Chuyên viên bảo vệ thực vật tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất phù hợp với thời điểm phát sinh dịch sâu bệnh thuộc đối tượng. Đối với việc kiểm tra nơi sản xuất, phương pháp, số lần, thời gian kiểm tra v.v. khác nhau tùy theo nước đối tác xuất khẩu, loại thực vật xuất khẩu, loại sâu bệnh thuộc đối tượng, v.v., nên vui lòng liên hệ trước với Trạm bảo vệ thực vật quản lý nơi sản xuất để điều chỉnh thời gian tiến hành kiểm tra v.v.


 
Q12 Những loại thực vật nào cần được kiểm tra nơi sản xuất?
A Ví dụ: hạt giống cây họ cải xuất khẩu đi Ấn Độ; bonsai cây thông trắng Nhật Bản (Goyomatsu) xuất khẩu đi các nước châu EU; lê Nhật Bản xuất khẩu đi Châu Úc; cam Nhật Bản (cam ngọt Unshiu) xuất khẩu đi Mỹ và New Zealand, v.v. Gần đây, ngày càng có nhiều nước yêu cầu kiểm tra nơi sản xuất đối với hạt giống và cây giống, nên vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật.


 
Q13 Nếu mang hoa tươi bảo quản (preserved flower) ra nước ngoài thì cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
A Có những nước cần phải kiểm tra xuất khẩu, và cũng có những nước không cần kiểm tra xuất khẩu cũng có thể mang ra nước ngoài. Ngoài ra, vì hoa tươi bảo quản được xử lý bằng công nghệ cao, nên cũng có những nước không quy định hoa này là đối tượng kiểm dịch thực vật. Vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác.


 
Q14 Có thể xuất khẩu bonsai cây thông trắng Nhật Bản (Goyomatsu) được không?
A Có những nước được phép xuất khẩu nếu qua kiểm tra xuất khẩu, và cũng có những nước cấm xuất khẩu. Ngoài ra, vì nhiều nước cấm xuất khẩu đất, nên bonsai trồng trong đất cũng bị cấm xuất khẩu. Vì thế, vui lòng liên hệ trước tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác xuất khẩu.



 
Q15 Trong trường hợp xuất khẩu cây giống xương rồng hoặc cây giống hoa lan, cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
A Quy định khác nhau tùy thuộc vào nước xuất khẩu, nên vui lòng liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác xuất khẩu. Ngoài ra, có những loại xương rồng, hoa lan bị hạn chế nhập khẩu theo Công ước Washington.
Về chi tiết, vui lòng xem trang web của Bộ Kinh tế - Thương mại - Công nghiệp.
https://www.meti.go.jp/english/policy/external_economy/CITES/about_cites.html


 
Q16 Trong trường hợp xuất khẩu rong biển, cần làm thủ tục kiểm tra xuất khẩu không?
A Cũng có những nước quy định rong biển là đối tượng kiểm dịch thực vật. Vui lòng liên hệ tới Trạm bảo vệ thực vật gần nhất, Cơ quan bảo vệ thực vật hoặc Đại sứ quán tại Nhật Bản của nước đối tác xuất khẩu.



Q17 Khi xuất khẩu thực vật ra nước ngoài, ngoài kiểm dịch thực vật ra, còn có quy định nào khác không?
A Ví dụ, có một số quy định như sau:
Liên quan đến giống thực vật mới và quyền của người tạo giốngCó những hạn chế trong việc mang ra nước ngoài những giống cây đã đăng ký được bảo vệ theo Luật cây giống và hạt giống.Về chi tiết:
http://www.hinshu2.maff.go.jp/en/en_top.html
Liên quan đến sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Công ty Điện lực TokyoCó những nước quy định hạn chế liên quan đến chất phóng xạ.Về chi tiết:
https://www.maff.go.jp/e/export/reference.html
Liên quan đến CITES (Công ước Washington) Có những thực vật bị hạn chế buôn bán theo Công ước về giao dịch quốc tế đối với các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước Washington).Về chi tiết: https://www.meti.go.jp/english/policy/external_economy/CITES/about_cites.html